Viết tiếp câu chuyện cổ tích Trúc Nhi – Diệu Nhi
Kỳ tích của 32 năm trước, năm 1988 ca mổ thành công tách rời Việt – Đức. Và bây giờ phép màu đã lập lại… Ca mổ tách rời cặp song sinh phức tạp bậc nhất thế giới có tên Trúc Nhi – Diệu Nhi vào ngày 15/7/2020 tại bệnh viện Nhi Đồng TP. HCM, ca mổ kéo dài suốt 13 giờ, quy tựu cả trăm y bác sĩ và điều dưỡng. Lần này GS BS Trần Đông A được mời làm tham vấn chuyên môn trong ca phẫu thuật tách rời cặp song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi.
Trời Hà Nội khá đẹp trong ngày 4/10/1988 ngày mà lịch sử y học Việt Nam và cả thế giới ghi nhận ca phẫu thuật tách rời Nguyễn Việt – Nguyễn Đức. Cặp song sinh Nguyễn Việt – Nguyễn Đức sinh năm 1981 ở Kon Tum bị dính liền nhau ở phần bụng, có chung hậu môn và bộ phận sinh dục, có hai chân và một chân cụt.
Đến năm 6 tuổi, bé Việt bị hội chứng não cấp rơi vào hôn mê, có thể đột tử bất cứ lúc nào. Hai bé được đưa qua Nhật chữa trị nhưng không thành công. Nếu chẳng may Việt mà qua đời thì Đức cũng sẽ chết theo. Trước tình trạng khá cấp bách này bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) lên kế hoạch quyết định tách rời cặp song sinh dính liền này.
Ngày 4/10/1988, ca phẫu thuật tách rời 2 bé trai diễn ra dưới sự tham gia của 70 y bác sĩ, chuyên gia đầu ngành của cả Việt Nam, Nhật Bản và một số quốc gia khác. Sau 12 giờ căng thẳng thì ca phẫu thuật tách rời hai cơ thể đã thành công tốt đẹp tại bệnh viện Việt Đức (tên bệnh viện được sử dụng để đặt tên cho hai em), và kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản càng thêm ý nghĩa.
GS BS Trần Đông A cho biết, quá trình phẫu thuật, người anh Nguyễn Việt đã phải hi sinh nhiều phần cơ thể cho em, nhường lại cho Đức tất cả bộ phận có chung. Sau mổ Việt sống bằng hậu môn nhân tạo, thông tiểu bằng ống. Dù được chăm sóc đặc biệt nhưng điều kỳ diệu đã không đến với em và Nguyễn Việt chỉ sống được thêm 19 năm.
Còn cậu bé Nguyễn Đức ngày nào giờ đã là người đàn ông của gia đình với vợ và 2 con xinh xắn, anh đang công tác tại bệnh viện Từ Dũ. Mặc dù phẫu thuật thành công, nhưng cũng khiến anh không còn chiếc chân trái, Nguyễn Đức kể lại.
Nguyễn Đức quyết định đặt tên 2 con là Phú Sĩ và Anh Đào như một sự tri ân các bác sĩ Nhật Bản đã góp phần đưa cuộc sống của anh sang trang mới. “Mỗi lần buồn bực, chán nản, tôi luôn nhìn vào cơ thể của mình thầm đếm xem có bao nhiêu bộ phận là của người anh quá cố, rồi tự dặn lòng không được ngã gục trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phải sống thật tốt vì cuộc sống này quí lắm”, anh Đức trãi lòng.
Viết tiếp câu chuyện cổ tích trên là Trúc Nhi – Diệu Nhi
Trúc Nhi – Diệu Nhi ra đời vào tháng 7/2019, cả hai bé đều bị dính vùng bụng chậu. Sau sinh, các bé được y bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM theo dõi chăm sóc đặc biệt.
Chung sống trong cùng một cơ thể không dễ dàng chút nào nhưng Trúc Nhi – Diệu Nhi đã học được cách nhượng bộ – lắng nghe nhau. Lúc 6 tháng tuổi, hai bé biết ngồi, bò và thay nhau bước lùi để tập đi. Đến tháng 6/2020 hai bé gái đã được hơn 11 tháng tuổi, nặng 14,5kg phát triển bình thường như bao trẻ khác.
Vào sáng ngày 15/7/2020 tại Bệnh Viện Nhi Đồng Thành phố (TP.HCM) gần 100 y bác sỹ cùng 30 chuyên gia đến từ các bệnh viện và trung tâm y tế trên cả nước thực hiện ca phẫu thuật để tách cặp song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi.
Sau 12 giờ chiến đấu căng thẳng hai bé song Nhi đã được tách rời thành công. Cả hai bé sức khỏe tốt. Các bác sĩ sẽ đục xương, tách hai bên khung chậu chỉnh lại khung chậu cho 2 bé. “Sức khỏe 2 bé trong ca phẫu thuật luôn ổn định, không có diễn biến bất ngờ, chỉ riêng đến phần đục xương khung chậu cho 2 cháu để khép khung chậu lại, sau đó sẽ nối đường niệu và nối đường ruột. Nếu chúng tôi đóng được xương chậu lại, các cơ quan sẽ nằm đúng vị trí, thì các cháu rất có hi vọng sống, đứng đi lại được bình thường”, GS BS Trần Đông A nói.
Hy vọng lần này phép màu sẽ đến với 2 em ! Đừng như người anh Nguyễn Việt phải hy sinh để dành sự sống cho em mình…
Top Asia Travel